Saturday, March 28, 2015

Cách Chăm Sóc Chim Sơn Ca



Sơn Ca Loài Chim bé nhỏ nhưng giọng hát của nó thật là không bé chút nào. phải nói là nó co giọng hót quá hay quá tuyệt vời, ai đã từng chơi loài chim này chắc hẳn là sẽ không bao giờ quên được giọng hót của nó .

Để nghe sơn ca non hót, bạn phải mất một thời gian nuôi, thường phải qua kỳ thay lông lồng, thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng là chim đực. Có nhiều con đúng đực nhưng chậm hót, chế độ chăm chưa thích hợp cũng phải nuôi vài tháng mới bắt đầu hót. Tóm lại, nuôi sơn ca, chúng ta nên kiên trì. Để nghe hót ngay, ta phải chấp nhận đầu tư ban đầu lớn.

Sơn ca nuôi rất khó lên , bình quân nuôi 1 bầy chim con khoảng 30 con thì sau 6 tháng chỉ lựa lại được khoảng 5-6 con thôi, 5-6 con này nuôi khoảng 4-6 tháng nữa thì bắt đầu hót, nếu có chim lớn hay thì khoảng 10 tháng là hót tương đối. Bình quân 1 con sơn ca nuôi từ nhỏ lên thì khoảng > 1 năm mới sử dụng được. Còn sơn ca thăng thì trong 5-6 con giữ lại "có thể" có 1 con thăng...tỷ lệ rất thấp, mình từng nuôi và từng thất bại nặng nề, mình mua 5 con còn nhỏ(sơn ca Huế ngay lò ở Đà Nẵng), sao 1 năm nuôi là đem quăng hết, lần thứ 2 mình lại mua 5 con non và sau 7 tháng tuyển được 1 con chịu lên cầu, chịu hót, mấy con kia như là đang tu dòng kín vậy đó. Theo mình thấy nếu bạn muốn có được 1 con hay thì bạn nên mua 5-10 con con về nuôi tập thể sau đó lựa ra(nuôi càng nhiều tỷ lệ lựa được chim hay càng nhiều). Với sơn ca Huế tỷ lệ nuôi thành công cao hơn. Trong thiên nhiên con sơn ca thường hót vào chiều mát 4-5h chiều, chim thuờng bay vút lên cao rồi giăng cánh ra vừa hót vừa rơi xuống và lại tiếp tục bay lên.... Chơi con sơn ca theo mình thì độ khó cũng cao đấy thời gian tính bằng năm chứ không thể một sớm một ngày mà nghe nó hót được đâu. Nếu bạn quyết định nuôi sơn ca thì điều đầu tiên bạn cần có là kiên nhẫn...Nếu chim của bạn nuôi chim non lên khoảng >8 tháng mà vẫn chưa hót tiếng nào thì bạn thanh lý ngay là vừa rồi)...

Mộc già vẫn hót như bình thường.... Giọng hót của chim thể hiện bản lĩnh dựa vào tố chất và sức khỏe của nó.
Chỉ có điều nuôi mộc già thời gian đầu vất vả hơn nhiều, nếu có những hành động đột ngột ảnh hưởng tới chim thì nó nhẩy (bay) loạn xạ, dễ bị hỏng móng hậu. Và luyện cho chim ăn cám cũng lâu và khó hơn. (nhiều loài chim khi bị bắt vào lồng vẫn ăn cám nhưng ăn dè dặt => suy yếu dần mà chết

Trước đây Sơn Ca ít khi được chuộng vì khó thuần dưỡng, khó chọn trống, không tìm được thầy siêu hạng (chim thuộc) khó có giọng hót hay. Ngoài ra Sơn Ca đòi hỏi nhà đủ rộng, đủ nắng gió (thường thì một ngày sơn ca cần phơi nắng> 6h, mình thấy các tay chơi thường phơi nắng từ sáng sớm qua hơn 12 h trưa), thời gian phơi nắng càng lâu thì chim càng mau lên, tuy nhiên bạn phải tập từ từ cho nó nếu chim của bạn chưa từng phơi lâu như vậy không thôi kẻo nó ngủm, chúng không tắm bằng nước mà tắm cát nên thường làm bẩn nhà

Nói về hình thức, con sơn ca đẹp trên người phải đốm như vẩy con con kim long hùng vĩ (nhưng nhỏ thoi đen đen vàng vàng rất tinh sảo. Về giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Nhiều người nói rằng chim sơn ca cứ căng là nó lên nấm nhưng tôi thấy không hẳn như thế. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt nhưng nhiều con chỉ hót dưới nền cát hoặc ghét nhất là đứng trên cóng thức ăn mà hót.

Nuôi sơn ca được cái nhàn, vài ngày mới phải cho ăn một lần, ít cho mồi tươi cũng không sao vẫn hót đều. Hơn hẳn các loài chim khác nữa là sơn ca có thể hót từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối (mùa hè) cứ hót rồi lại nghỉ liên tục

Sơn ca thì nuôi cực kỳ đơn giản, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đan kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần. Thỉnh thoảng cho thêm ít sau tươi, châu chấu non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần

Chơi sơn ca khó nhất là chọn giống. Tớ đã tiếp xúc nhiều tay thuộc loại anh chị trong làng sơn ca ông thì nói phải chọn con thế này ông thì nói thế khác. Vì thế nếu mới chơi cứ chọn con nào hót tốt rồi mà mua hơi đắt tí nhưng đỡ lo "nuôi hoài không thấy hót" mà được thưởng thức ngay. Có nhiều con sơn ca nhìn cực đẹp nhưng hót lại chán và ngược lại. Vì thế cứ mua chim mà thấy nó hót rồi lại nên nấm đứng hót là tốt nhất. Mua chim đã thuần dưỡng rồi cũng có một mối lo là lúc thay lông. Tớ có một con sơn ca Đà Nẵng thay lông xong tịt ngòi luôn mấy tháng, sau mua một con ở Huế về cũng thế nay mới biết bí quyết chỉ có dưa chuột và mướp đắng là ổn hết. Chế độ ăn tốt, thay lông rồi mà chưa hót lại thì tẩm bổ cho độ 1, 2 tuần dưa chuột (mỗi con 1/4 quả/ngày) là lên nấm hót như mưa ngay.

Về sơn ca để chọn thì cũng như các giống khác thôi nhưng quan trọng nhất đúng là tiếng hót, con chim giọng nhà thì nghe không thể chịu nổi (xem lẫn tiếng Chim Yến chẳng hạn, cặp cặp một hồi..... rồi cả tiếng chích chòe nữa) mua rồi chỉ có nước cho không.
Sơn ca hót chuẩn phải giọng trời, giọng thiên nhiên như thế nào thì chỉ nguời đã đi nghe mới phân biệt được, trong giọng hót có đa âm (nghe như có bè), khu vực sơn ca sinh sống có chích chòe vì vậy giọng thiên nhiên không bao giờ có.

Còn về Thăng ca tiêu chuẩn đầu tiên khi bốc mình bay lên phải dừng lại ở đỉnh lồng và khi đó ta ngồi nhìn rõ cặp mắt chim, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được. khi lên đỉnh lồng nó dừng lại và bay vòng quanh vừa bay vừa líu ríu hót (tuyệt vời),

Khi đi bắt Sơn Ca, tuyệt đối chú ý móng, lùa 1 tí là đi quả móng hậu ngay, ở nhà cũng vậy, treo cẩn thận, dễ đi móng lắm lắm

 Để thưởng thức hết giọng hót của sơn ca, đúng là rất cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy ít khi người chơi kỹ tính lại chơi cả Sơn ca với các loài chim có giọng hót to, vang dội khác như mi, choè, hay ồn ào như khướu...
Khi họa mi căng hót như thách đấu thì sơn ca "mất điện" chẳng dám hót, mà có hót thì ta cũng chẳng còn nghe thấy tiếng sơn ca nữa!
Tuy nhiên,hiện nay vẫn có khá nhiều người chơi theo kiểu " hai trong một" có nghĩa cả Sơn ca, cả Mi trong cùng 1 nhà. Những lúc nghe sơn ca hót, phải cho họa mi im lặng, những lúc này thường rất ít "dung lượng" vì chỉ xảy ra khi không gian yên tĩnh, thời tiết đẹp: buổi sáng sớm, buổi trưa ngày nghỉ, và khi đó người nghe cũng phải có thời gian rảnh rỗi, thanh nhàn, tâm trạng thỏa mái...Thời gian còn lại là của Họa mi, hoa mi có thể cho hót bất kỳ lúc nào, bất kỳ thời tiết nào và không đòi hỏi người nghe phải quá tập trung để thưởng thức kiểu như: Khi đi nghe nhạc, nghe hết bài hát hay bản nhạc này ta lại có thể nghe bài hát hay bản nhạc tiếp cho dù thể loại của chúng không giống nhau, còn ta không thể thưởng thức cùng một lúc 2 bản nhạc cho dù cả hai bản nhạc đó đều rất hay!

Chim sơn ca nuôi dễ các bác chỉ phải thay cát khoảng 1lần/tuần (nếu không siêng thì lần/ 2 tuần), cát các bác dùng cát biển mịn, dùng cát xây dựng cũng được nhưng thay cát thường xuyên hơn nếu như các bác không muốn chim mình bị rận. Thay cát các bác dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim sơn ca ít ai nuôi 1-2 con vì nó không sung cũng như khó luyện lắm, nếu nuôi ít các bác chịu khó đi dợt vậy, thường nuôi sơn ca người ta nuôi khoàng 5-6 con trở lên và ngoài ra không nuôi yến hót nếu nuôi yến thì các bác cứ đảm bảo 100% con chim sơn ca của các bác bị lai giọng. Chim sơn ca phải đứng trên nấm hót nếu bác nào có chim sơn ca đứng trên cóng hót thì buồn lắm, nếu muốn chim lên nấm thì các bác phải chọn nấm thấp , rải cát lên trên cho chim quen rồi sau đó nâng cao nấm lên, hy vọng con chim sẽ chịu đứng nấm, trường hợp các bác làm đủ cách mà chim không lên nấm thì nên thả trừ phi con chim của bác có giọng hót quá hay.

Chim sơn ca mà không có nắng, gió thì không thể tốt được, tuy nhiên nắng ở đây phải là nắng lúc 9-11h sáng chứ không phải chính ngọ hoặc nắng xiên khoai, gió ở đây phải là gió thoáng mát chứ không phải là gió luồng mạnh, thay đổi lưu tốc đột ngột hay là gió độc. Ở SG mình không biết thời tiết như thế nào nhưng thấy nhiều người nhận xét, ở ngoài Bắc (HaN) thời tiết khắc nghiệt hơn. Nóng nóng quá, độ ấm lại quá lớn. Thực tế, ở nội thành HaN, người nuôi chim phải chấp nhận điều kiện nuôi chim rất hạn hẹp về diện tích và không gian. Nhiều người phải nuôi chim ở sân trời, ban công.... nhất lại ở hướng tây, thì việc nuôi sơn ca sống trong điều kiện như vậy vào mấy tháng hè, mong chúng sống đã tốt rồi, đừng mong chúng đẹp, xung, căng. Về mùa thu và mùa đông, chim không căng bằng mùa xuân nhưng nuôi chim sơn ca lại an toàn hơn mùa hè, nhất là bạn nuôi nhiều và mặt bằng chăm sóc bị hạn chế.
Còn ở miền Bắc (HAN), nếu bạn treo chim vào lúc 12 h giữa trưa hè và kéo dài vài giờ, khi đó không riêng Sơn ca (loài chim như mọi người biết là thích nắng gió) mà nhiều loài khác, bạn sẽ thấy rất không ổn. 
Vì vậy, ở bài viết trước nói về sơn ca, hầu mong ai nuôi sơn ca, đừng chủ quan vì nghĩ sơn ca ưa nắng mà không chú ý đến đặc điểm nêu trên để tránh tổn hại- không phải sơn ca chết vì rét mà vì cái nóng!

Với nhiều loài chim việc thay đổi loại cám làm cho chim kém ổn định, không căng có khi còn suy và thay lông bất thường vì vậy nên tránh, đặc biệt đối với sơn ca

Hàng ngày các bạn nhớ cho ăn cào cào non (không cho ăn sâu kể cả sâu khô và sâu tươi) vì nếu không con chim của bạn lông bị xoăn đấy phải đến mùa thay lông sau mới hết. Lúc sơn ca căng lửa các bạn có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi các bạn treo nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi nhé. Tui nhớ có bạn khuyên cho chim ăn rau sống và dưa leo (dưa chuột), theo tui thì không nên vì loại dưa này lạnh dễ làm chim đi tiêu chảy, các bác muốn cho chim ăn trái cây thì chọn táo (Apple) Mỹ hoặc trái cây ngọt thì có lẽ tốt hơn, nhưng chú ý đến kiến.

Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng.

Chim Sơn ca


Tại Việt Nam, Sơn Ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác.(ở SGN thường gọi chung là sơn ca Huế)
Phần lớn các nghệ nhận đánh giá Sơn Ca có đẳng cấp không loài nào có thể qua mặt, tuy vẻ bề ngoài xấu xí nhưng Sơn Ca có giọng hót dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo , thác đổ...
Chim sơn ca là loài chim có tập quán sinh hoạt dưới mặt đất là chính (không thể đậu và chuyền trên cành cây) vùng đồi thấp hoặc đấy bãi bằng cây cối lúp xúp (không ở trong rừng)
Vùng có sơn ca: Sơn ca thi có thể nói là cả 3 miền của Việt Nam đều có như hay nhất thì có sơn ca tại Bãi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành : hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót được. 

PHÂN BIỆT CHIM TRỐNG VÀ MÁI

1. Chim trống:
- Sơn ca trống mới biết thăng và hót hay.
- Chim trống khi chạy tới chạy lui hay sừng đầu lên (dựng mào), cổ thắt, khi hót, dù đứng vẫn thường xòe cánh xứng đáng với danh từ “ca vũ “
- Kinh nghiệm chọn chim sơn ca trống:

+ Trong một bầy sơn ca khi bạn quơ tay ngang đầu thì con trống luôn rụt cổ núp ngay, sau khi bắt được vài con núp lẹ thì coi trong miệng chim nếu có vài chấm đen thì con đó là trống đấy còn ngược lại là mái...nhưng kinh nghiệm thực tế thì còn phải kết hợp dáng vóc...vào nữa thì mới chắc được.


+ Muốn chọn chim sơn ca trống thì đừng nghe lời mấy anh bán chim nhé, theo mấy anh bán chim thì cứ con nào bác bắt ra là chim trống hết (nói thế để bán được hàng thôi). Để chọn chim trống thì các bạn cứ banh nhỏ miệng chim sơn ca ra, chú nào có từ 3-5 chấm đen trên lưỡi là chim trống (xác suất khoảng 90%) đấy. Bạn nào muốn nuôi chim con thì phải cẩn thận vì khó có thể biết được trống mái. 

2. Chim mái:

- Sơn ca mái không biết hót, đầu không có mào khi chạy

CHẾ BIẾN THỨC ĂN

- Tổng quan về thức ăn của sơn ca:
+ Kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng gà
+ Gạo (tấm) + Lòng đỏ trứng gà + bột nhộng tằm + moi hoặc tép 
+ Rau xà lách, cà rốt, dưa chuột, mướp đắng...
+ Cho ăn bổ sung: sâu, châu chấu...
- Chế biến thức ăn: Tôm tươi (không phải tôm khô ngoài chợ) rang cho hết nước, phơi khô rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, kê bóc vỏ, rang cho thơm, cứ 1 kg kê các bác cho giùm 10 lòng đỏ trứng gà, 3 trứng còn nguyên lòng trắng, 0.5 kg tôm (tính theo trọng lượng tươi) đã xay nhuyễn rồi trộn đều, sau đo phơi vài nắng và rang cho chín. Nếu có điều kiện thêm khoàng 1/2 muỗng cà phê premix loại cho gà. Với cách này các bạn có thể để khoảng 3 tháng mà không bị mốc. (Bạn nào không tìm được kê có thể lấy thay bằng cám gà loại cám bể cho gà con). 
mỗi lạng kê bóc vỏ cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa)

Hướng Dẫn Các Bạn Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chim Cu Khách .




Nuôi Chim Cu để nghe giọng gáy nó là một niềm đam mê của rất nhiều người mê chim cu , nhưng không phải niềm đam mê nào cũng được đền đáp xứng đáng cả , Nuôi chim cu khách một thú vui của những người mê chim nhưng không có điều kiện để mang chim mình đi mồi . Họ chuyển qua nuôi chim cu khách để ngày ngày nghe được tiếng chim nó gáy là sướng rồi .

Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi chim cu khách các bạn có thể tham khảo nhé !

1. Phải tìm được một ổ cu non (chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ), có thể hỏi người khác để mua, hoặc có thể mua lại cu của người khác nuôi lên, nhưng mà cườm chỉ mới mọc thôi nha, chưa mọc cườm thì càng tốt!

2. Nếu cu còn tơ, có thể nhai gạo thành nnhor vụn, cho miệng nó vào miệng của bạn, nghe ghê ghê nhưng vui lắm, chim sẽ tự rúc tìm gạo trong miệng của bạn để ăn, như rúc trong miệng chim mẹ vậy! Không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim, nếu cho đậu nhiều lần sẽ làm cho cu bại liệt ở chân. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên lưng bàn tay.

3. Bạn nuôi dưỡng nó cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn nó, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại, mỗi khi bạn đến bên lồng thì nên thả cho nó vài hạt mè (vừng) hay ngô (bắp), làm nhiều lần thì nó sẽ mến bạn, bạn đến gần thì nó sẽ xông xáo như muốn tìm cách đến bên bạn (chim mến người), nhưng không được thả nó ra đâu nha! Vì nếu bnaj thả ra, nó sẽ bay đi mất đó, chỉ cần nó tập vỗ cánh vài bữa là có thể bay xa, bay cao.

4. Mỗi khi đến bên lồng, giai đoạn cườm bắt đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như "cục cu, cục cu..." càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh "cục cu cu cu" như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay.

5. Phải kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên, ban đầu chim sợ nên nó né bạn, sau thì quen, thỉnh thoảng khi nó sung lên nó sẽ gù lại bạn.

6. Một số người khi gù với chim thì hay gật gật đầu như cúi chào nó, hay nói đúng hơn là giống như hai con chim cu đang gù nhau, một số cao thủ khác lại sử dụng bàn tay, đưa lên đưa xuống trước mặt nó, vừa đưa lên đưa xuống miệng vừa gù. Các bậc tiền bối thì sau mỗi lần tập cho nó như vậy thường thả cho nó vài hạt vừng (mè) để kích thích nó, như huấn luyện viên đang luyện các con vật trong gánh xiếc.

7. Thỉnh thoảng mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ. Khi chim đã nổi lửa hay sung thì nó gáy lại với bạn, nhiều khi bạn đến chưa gần lồng là nó đã gáy chào đón bạn rồi!

8. Khi nó sung, tức đã lên lửa nhiều, bạn nên để nó ở nơi đó và tập luyện nhiều để cho nó đứng chim. Sau đó mới chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân.

Chúc các bạn thành công khi huấn luyện được một chú chim cu khách ưng ý .

Kinh Nghiệm Chia Sẻ Khi Bắt Chim Cu Bổi.



Các nghệ nhân nuôi cu cườm lâu năm ai ai cũng mong muốn mình sở hữu được vài con mồi hay và thật sát bổi ... điều đó không phải ai cũng làm được ... cho nên mới có kẻ mua và người bán . 
Quả thật là nuôi chim đã khó mà việc chọn được chim để nuôi càng khó hơn , không ai muốn chú chim mình nuối mấy năm dòng dã mà chả ra trò trống gì , chắc hẳn là vừa mệt vừa mang cục tức vào người phải không các bạn.  

Thà không nuôi chứ nuôi thì phải nên ... " cũng vì lẽ đó mà việc chọn lựa chim bổi , chỉ cần một điểm không vừa ý là ta loại ngay , mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng ,nó " phải có dáng dấp của con mồi " mới được ... vì nó là mầm non , chồi xanh của tương lai .... khi thành tài phải là tướng mà thôi ... điều đó đâu phải ai ai cũng làm được . Cho nên Nguyên viết bài viết này để hướng dẫn cho những người mới vào nghề làm quen dần với " tác phong của một nghệ nhân thật thụ " ...
Dù là mồi cây hay mồi đất khi dính bổi ta hãy bình tĩnh và từ từ nhé đừng sợ nó sẩy ... nếu đính rồi mà sẩy mất thì đó là ý trời ... có nối tiếc nhưng xin đừng buồn ... hãy từ từ đi đến chổ con mồi và làm các thao tác như sau : 

Sang con mồi từ lụp qua lồng để, treo cẩn thận ( vì có những người khi bắt được con bổi hay quá cứ lo dí bắt cho kỳ được con bổi ... nhưng khi quay lại thì con chó đang tha con mồi , cái vụ này thì mấy anh đánh mồi đất đụng hoài ... ta hãy quan niệm rằng con bổi hay cở đó mà còn bị con mồi dụ cho sa vào lụp thì con bổi ấy có xá gì so với con mồi ) . 

Đừng lật đật cho vào túi rút mà ta hãy từ từ cầm hai chân con bổi bằng tay phải , để cho con bổi nằm trên lòng bàn tay trái ... ta bắt đầu quan sát vì lúc này con bổi vẫn con giữ nguyên bộ lông rừng , chưa bị rụng ... ta dễ quan sát hơn .

1. Coi đầu của nó tròn hay vuông , lông đầu xám trắng hay bình thường .

2.Mắt của nó to hay nhỏ , sâu hay lộ , tròng vàng lớn hay nhỏ , màu mắt : đỏ tươi hay đỏ thẩm , vàng nhạt hay vàng nghệ , trắng dã hay đen thui ...

3.Mỏ của nó dài hay ngắn , thẳng hay cong , to hay nhỏ , đen bóng hay đen ***** ...

4. Lổ mủi to hay nhỏ , dài hay tròn , cục gồ cao hay thấp ..

5.Chỉ dàm to hay nhuyễn , quá khóe hay chưa tới , thẳng hay cong ...

6.Cổ ngắn hay dài ( ta nên lưu ý điều này mấy anh có cổ ngắn , tròn đa phần gáy giọng trơn hay chiếc . Còn mấy anh cổ dài hay cổ lãi thường thì gáy giọng đôi hoặc ba ) ..
.
7.Cườm : khổ cườm to hay nhỏ , trắng nhiều hay đen nhiều , cườm lửa đóng cao hay thấp , sau đó ta xem nó thuộc loại cườm nào ... một dây , hai dây , ba dây hay bể nát ...

8.Có đuôi rùa hay không , có dị tật hay ẩn tướng nào hay không ...

9.Ức tròn hay dẹp , ức chiếc hai ức đôi , nở hay lép ( ức =ngực ) ... 

10.Mình dài hay ngắn , nhìn dọc nó tròn hay vuông , to con hay nhỏ con ....

11.Quy me hay bìa tên , sổ hay ngang , 3 tần hay 4 tần , hai cánh có đều nhau không ( thường thì cánh bên trái lông quy sẽ mọc nhiều hơn cánh bên phải ) .

12.Phau trắng hay hồng , phèn hay xám ....

13.Chân cao hay thấp ( dài hay ngắn ) , mập hay ốm ...

14.Ngón chân dài hay ngắn ...

15.Móng chân dài hay ngắn , thẳng hay cong ...

16.Sau cùng là đuôi vót hay đuôi xòe lông đuôi nhiều hay ít ....

Nếu các bạn quan sát như Nguyên vừa trình bày ở trên và có nhận xét đúng ngay từ đầu thì Nguyên tin rằng các bạn sẽ không bao giờ bị lầm khi chọn bổi đem về nuôi ... Coi như Nguyên đã truyền đạt hết tâm huyết của mình vào diễn đàn này rồi ... còn lĩnh hội được hay không là nhờ vào căn cơ của mỗi người .... Qua đây Nguyên xin chúc cho toàn thể anh em trên diễn đàn luôn luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong lĩnh vực cù cú cu cu ... cù cụ .

Tóm lại nếu chúng ta vô tình bẫy được những con cu bổi đạt được kha khá những điểm trên là các bạn đã và đang sở hữu những chú chim hay sau này rồi đó .


Phân biệt chim Thúc gù & chim Kèm.


Chim cu gáy có nhiều cách chơi , nhiều bài bản khác nhau không phải ai trong mỗi chúng ta đều nhận được những cái hay trong cách chơi của mỗi con chim cu gáy .

Sau đây mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách phân biệt chim thúc gù và gáy kèm .

- Thúc một tiếng thì lại đổ gù (bo) một dây và cứ như thế liên tục trong lúc đấu với bổi thì gọi là kèm dây hay kèm bo.

- Thúc bình thường hơi dồn, lâu lâu lại đổ gù (bo) một dây và cứ như thế đều đều khi đấu với bổi.
Chim thúc kèm dập rất nhiều dạng:

- Thúc bình thường dày, thưa tùy con mồi nhưng lâu lâu lại dập 1 tiếng gọi là kèm dập thường.

- Thúc một tiếng dập 1 tiếng gọi là kèm mắt me

- Thúc một tiếng dập 2 tiếng gọi là kèm đôi

- Thúc một tiếng dập 3 tiếng gọi là kèm ba (dạng này rất hiếm)

Hai dạng trên mỗi dạng đều có ưu điểm và khuyết điểm của nó, nhưng đã là cu thủ thì bất cứ ai cũng đều muốn sở hữu một con kèm dây để nghe cho đã cái lổ tai , còn không thì cũng tàm tạm một con kèm mắt me cũng được? 

Đánh giá về những con mồi ở hai dạng trên thì tôi chưa từng sở hữu nên chưa được kiểm nghiệm thực tế , nhưng qua tìm hiểu các bậc sư huynh , sư phụ thì con kèm dây (kèm bo) rất sát bổi (bổi rất ghét) mồi cất tiếng bổi nhập tàn rất nhanh, nếu con mồi có nước hậu tốt thì vô địch (10 điểm), nhưng khổ nổi cái loại này thì thường hơi yếu nước hậu (điều này cũng dễ hiểu thôi; Nghệ sĩ mà hát hơi dài thì hát được bao lâu? 
Riêng ở dạng thứ 2 thì dập thường và dập mắt me thì hầu như cu thủ nào cũng từng sở hữu, còn dập đôi, dập ba thì chuyện sở hữu cũng không có mấy người (tôi chưa từng thấy chứ đừng nói là sở hữu) dạng này tuy không bằng kèm dây (kèm bo) nhưng được cái đa phần nước hậu đều tốt (nếu con mồi được chọn đúng bài bản), nếu dạng này mà đi cùng nước gù (bo) cà lăm thì cũng 8 điểm đấy.

Tóm lại với hai dạng kèm dập như trên tất cả đều hay, nhưng tùy theo sở thích của từng người mà chúng ta cố gắng sưu tầm để có mà sở hữu, còn với những ai có khả năng thì sưu tầm đủ hai dạng ấy thì còn gì bằng? quả là “thế gian vô đối”.

Chúc các bạn có những chú chim cu gáy ưng ý nhất . Quả thật chơi chim cu mới biết được nhiều cái hay cái thú của nó phải không các bạn .


Một Số Kỹ Thuật Đánh Lụp Chim Cu Gáy Hay




Trong thú chơi chim cu thì bẫy lụp cây là đỉnh của nghệ thuật, tuy nhiên để bẫy được con bổi bằng lụp cậy là một điều không đơn giản, nhất là trong điều kiện chim bổi trận như hiện nay.
Để bắt được con bổi ta cần 3 yếu tố đó là tài nghệ của con mồi, trình độ của người chơi và các yếu tố bên ngoài tác động vào (độ căng của con bổi, các yếu tố về thời tiết......)
Trong yếu tố trình độ của người chơi tôi muốn đề cập đến vấn đề tạo nhánh thế khi đánh lụp cây. Bằng kinh nghiệm non kém và trình độ hiểu biết hạn hẹp của mình tôi tạo Topic này viết ra một số kinh nghiệm để mọi người tham khảo, góp ý và bổ sung thêm cho thú chơi thêm phong phú.

1/ Thông thường đối với người mới chơi khi đi bẫy chim mà gặp chim bổi thì thường nôn nóng treo ngay mồi lên mà ít để ý đến nhánh thế làm như vậy cho dù con mồi có hay, con bổi có căng cũng ít khi bắt được. Đối với người có kinh nghiệm thì không như vậy, người ta phải quan sát xem có thể tạo được nhánh thế để bắt con bổi hay không, nếu không có thì người ta không đánh vì mất thời gian và con mồi bị con bổi quần cho nhừ tử mà không bắt được

2/ Dụng cụ tạo thế : Là một cây sào ở đầu có một cái câu liêm. Cây sào phải cứng và nhẹ. Câu liêm phải làm bắng thép ( Được làm bằng lưỡi cưa là rất tốt ), câu liêm phải mỏng và rất bén, hình dấu hỏi ( Ta không nên làm câu liêm cong quá, không tạo răng cưa vì móc cành không ngọt và hay bị vướng ). Câu liêm tạo xong khi móc cành to bằng ngón tay cái mà đứt ngọi, cây không bị rung nhiều, không tạo tiếng kêu lớn là đạt tiêu chuẩn . Các bác nên nhớ đối với dân đánh lụp cây thì cây sào là một yếu tố rất quan trọng.

3/ Nhánh thế cơ bản : Nhánh thế cơ bản là nhánh thế cao hơn cầu tử từ 30 đến 40 Cm, xa cầu tử khoảng 40 đến 80 Cm. Khi treo lụp ta không nên để cầu tử song song với nhánh thế mà nên bẻ lụp cho cầu tử hơi nghiêng vào nhánh thế thì khả năng bắt bổi cao hơn vì khi con bổi nhảy mà có trượt thì theo quán tính nó thường đâm vào mặt lụp và bị bắt.

4/ Những nhánh tối kỵ cần loại bỏ khi đánh lụp cây .
-Nhánh phía trước mặt lụp và vuông góc với cầu tử, nếu các bác không loại bỏ nhánh này thì con bổi thường đứng ở đó đấu với con mồi mà không nhảy, hoặc nếu có nhảy cũng không bắt được.
-Nhánh ngay sau lưng lụp , nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu với mồi, không bắt được bổi
-Nhánh phía trước mặt lụp, song song với cầu tử nhưng nhưng thấp hơn cầu tử, nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu rồi nhảy ( nhảy bướm ) khả năng bắt được rất thấp, thường chỉ được mấy cọng lông đuôi.

5/ Chọn cây để tạo nhánh thế : Ta nên chọn cây bên ngoài hơi rậm nhưng bên trong lại thóang và có nhiều cành. Ưu tiên cho nhưng cây đứng riêng lẻ ( Cội độc lập ). Cây quá ít lá không nên chọn vì lụp bị lộ, chỉ bắt được những con bổi chưa bao giờ bị bẫy và không biết chim mồi và cái lụp là gì . Cây quá rậm thì khó tạo thế, tối quá nhiều con mồi và bổi không giám chơi.

6/ Thời tiết ảnh hưởng đến việc đánh lụp cây :
-Nếu trời nắng : Không được quay mặt lụp ra hướng nắng vì chim mồi bị nắng nhanh mệt, bị chói mắt cho nên đấu với con bổi không ngon, khi cao hứng nên thì nắm phơi nắng rỉa lông, lúc đó các bác chỉ còn cách lấy thuốc lá ra hút để mà đợi.
-Nếu trời gió : Thí dụ gió thổi từ hướng đông sang hướng tây thì ta treo lụp ở phía tây của cây thế và ngược lại. Treo như thế đỡ bị xoay lụp vì gió thổi, khi bổi về dạn nhảy hơn vì nhánh thế khuất gió ít bị đu đưa.

7/ Nhánh đặc biệt :
Trường hợp gặp cây cội không tạo được thế mà chỉ có một nhánh treo lụp nằm ngang mà ta bắt buộc phải đánh thì cứ treo lụp lên cành đó, cách thân cây khỏang 50 cm trở lên, bẻ lụp sao cho cầu tử tạo với nhánh treo lụp một góc khoảng 45độ.
Gặp con bổi đấu vời mồi thì ít mà cứ đi lại trên nhánh thế mà không nhảy thì lần đánh sau ta cắt cụt một phần nhánh thế đó đi thì có khả năng bắt được nó cao hơn.

8/ Đánh ép tàn ( Dấu lụp ) :
Cách này dùng để đánh những con bổi trận. Khi treo lụp, ta ép lụp vào tàn cây sao cho chim bổi về không thể nhìn thấy con mồi, chỉ để một nhánh thế, các cành phía trước và phía sau lại bỏ hết. Chim bổi về nhánh thế tìm không thấy chim mồi, thấy cầu tử, nhảy.
9/ Khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế với từng con bổi :
Thông thường con bổi giọng thổ thường ít chuyền cành và nhảy êm, con bổi giọng đồng và son thì ngược lại cho nên khi treo lụp đối với con bổi giọng thổ ta để khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế gần hơn con bổi giọng đồng và son.
Trường hợp bổi về đấy khá lâu mà không nhảy các bác nhớ nghe chất giọng và quan sát cách chuyền cành di chuyển của nó để ra tạo lại thế hoặc lần sau đánh ta tạo khoảng cách hợp lý giữa cầu tử và nhánh thế thì khả năng bắt cao hơn.

10/ Đem bao nhiêu chim mồi khi đi đánh :
Thông thường khi đi đánh lụp cây các nghệ nhân thường đưa đi hai con mồi, nếu có điều kiện thì một con giọng thổ và một con giọng đồng để khi chim bổi về nó hợp con mồi nào thì để cho con mồi đó bắt. Một con chim mồi ít khi hội đủ tất cả các yếu tố mà ta mong muốn, thường thì được mặt này thì mất mặt khác. Ta nên chọn một con có nước ngoài tốt và một con có nước trong tốt, một con nhanh sào và một con hơi chậm một chút.
Khi đánh ta không nên treo hai con mồi gần nhau quá vì như vậy khi bổi về phân vân không biết nhảy con nào, hoặc gặp con bổi nhát mà hai con mồi làm giữ quá nó sợ và dạt ra ngoài. Khi treo tuyệt đối không được cho hai con mồi cây nhìn thấy nhau, đánh như thế nó sinh ra tật chòi lồng, thời gian dài hư luôn cả hai con mồi.
Nếu bác nào có một con mồi hay cả nước trong và nước ngòai mà lại may bổi nữa thì tốt nhất chỉ nên đánh một con mồi đó, khi đó bắt bổi rất nhanh vì chim bổi về nó không có quyền lựa chọn thứ hai.

11/ Trường hợp mồi và bổi quá sung : 
Trường hợp đi rừng gặp bổi ta chưa kịp tạo thế đang cầm chim mồi trên tay nó đã đấy với con bổi, nếu ta đang tạo thế mà chim bổi về nó nhìn thấy ta thì khả năng bắt được nó rất ít. Trường hợp này các bác cứ treo ngay con mồi nhanh sao lên mà không cần tạo thế rồi cầm con mồi kia đi cách xa khoảng hơn 50 m , khi thấy con bổi đã về và đấu với con mồi thì ta nhẹ nhàng tạo thế, tạo xong ta treo con mồi thứ hai lên đợi nó kêu rồi chịu khó đánh một vòng cua 180 độ đi ngang chỗ con bổi, khi đó con bổi sẽ bay sang chỗ con mồi thứ hai và bị nó bắt.

Thế này áp dụng cho những chú bổi khi về đấu vối mồi mà không vào nhánh thế chỉ bu bám trên nóc lồng, đá bạch bạch nghe mà thót tim, thấy mà không dám nhìn ,bổi kiểu này dể làm cho con mồi bể. Ta ra lấy lụp xuống bể vài cành lá nhỏ của cội đó thì càng tốt che chắn trước mặt lụp ,một vài cành trên nóc không cho con bổi nhìn thấy mồi hehe trốn mà .khi nó trở lại vẫn tật củ bu lồng nhưng mặt sau và trên nóc thì khó đậu quá,mặt trước thi có chổ ,, thế là vào túi rút

THẾ SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG
Thế này là một thế độc dành cho việc tập mồi phát lỡ có tác dụng bắt chim cực nhanh, tạo thói quen cho mồi bắt chim bổi mà ít hoảng nhưng nhược điểm của nó là phi nghệ thuật ... coi hổng đã - thích hợp cho trường phái thực dụng. Đó là chọn những cây cao nhỏ nhưng không có cành chuyền, cành đậu móc lưng lồng dựa vào thân cây, cầu tử khổng lộng giữa trời - nhành tử cũng là cầu tử - cầu tử cũng là nhánh tử - khi nghe chim mồi gáy chim bổi chỉ cần nhập tàng là ... cho vào túi rút. Đặc biệt thế này nếu áp dụng rất hiệu quả những trường hợp như Thế Trốn tìm của bác Thuyết Trương là khi gặp những chú bổi khi về đấu vối mồi mà không vào nhánh thế chỉ bu bám trên nóc lồng, đá bạch bạch nghe mà thót tim, thấy mà không dám nhìn ,bổi kiểu này dể làm cho con mồi bể, ta áp dụng cách này thì chỉ có ... tóm.


Tuesday, March 10, 2015

Cách Chăm Sóc Chim Chào Mào Hay


Chim chào mào là một loài chim dễ nuôi , nhưng để chim hót hay dáng đẹp thì phải có kinh nghiệm nuôi chim thì mới làm cho con chim của mình thật nổi bật .

Chăm sóc Chào mào là cả quá trình kết hợp nhiều vấn đề: thức ăn, nước uống, thuốc thang, phòng và trị bệnh thường gặp, vệ sinh, bảo vệ, tập dượt … Theo tôi thì đối với chăm sóc Chào mào (hay đối với bất kì loài nào khác) thì các khâu trên đều quan trọng như nhau, không thể coi trọng hay xem nhẹ khâu nào cả. 


- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ vệ sinh
- Chế độ tập dượt
- Các vấn đề khác

Phần này mỗi người, mỗi vùng có cách chăm riêng nhưng cơ bản là đều có hiệu quả. AE đọc nếu thấy không đúng, hoặc có cách chăm khác thì trao đổi lại để cùng học hỏi kinh nghiệm của nhau - mục đích viết bài của tôi chỉ có vậy, mong AE nhiệt tình tham gia.

Chế độ dinh dưỡng:

Thức ăn cho Chào mào:

Thức ăn chính: quan điểm của tôi là không quá cầu kỳ đối với các thành phần của cám. Chào mào có nhiều nguồn thức ăn bổ sung, nhiều nguồn cung cấp bổ sung vi chất dinh dưỡng nên đối với cám ăn hàng ngày của nó, theo tôi chỉ cần đủ chất dinh dưỡng cơ bản là ok. Cám chim thì có nhiều hãng sản xuất, đóng gói bán nhiều trên thị trường, có thể mua về trộn thêm thuốc (nói kỹ phần sau) và một số thành phần bổ sung như trứng, tép khô lạt, tôm … Tôi nói vậy không có nghĩa chê bai cám tự làm. Nếu có điều kiện, chọn được một công thức hợp với chim thì tự làm cám cho chim theo các thành phần đó là tốt nhất.

Đối với cám tự làm hay với cám bán sẵn, sau khi mở gói thì không nên để quá 1 tháng. Nhiều khi nhìn cám vẫn tươi nguyên, mùi vẫn thơm ngậy nhưng đã có một số chất khi tiếp xúc với không khí nó bị biến đổi gây rối loạn tiêu hoá. Một điều quan trọng nữa, đã được nói đi nói lại nhiều rồi, nhưng tôi vẫn xin nhắc lại: khi đã xác định được công thức cám thích hợp rồi thì phải theo đuổi công thức này lâu bền, tuyệt đối không được đột ngột thay đổi các thành phần cơ bản của cám. Lý do là: cơ thể của chim đang thích nghi, đang phát triển bình thường với các thành phần cơ bản nào đó rồi, việc trao đổi, hấp thụ chất đang được diễn ra bình thường, nhưng đột ngột bị ngắt đi, thay vào một chất khác - điều này làm chim bị shock, cơ thể của nó vừa bị thiếu hụt các chất quen thuộc (bị cắt đi) vừa phải đối phó với mấy thứ lạ lẫm (mới bị tống vào). Nhẹ thì chim bị rối loạn tiêu hoá, suy nhược một thời gian, khi nào thích nghi với cám mới thì phát triển bình thường. Nặng thì đi tiêu chảy dài ngày, xù lông, thay lông bất thường, suy dinh dưỡng, suy kiệt, quy tiên … Muốn đổi cám thì bắt buộc phải làm từ từ, bạn trộn hai loại cám vào với nhau rồi hàng ngày rút dần tỷ lệ cám cũ đi, tăng dần tỷ lệ cám mới lên.

Về công thức làm cám thì ở diễn đàn cũng đã nói rất nhiều, với lại tôi cũng không muốn giới thiệu một công thức cố định. Tôi chỉ xin đưa ra (đề nghị) một số thành phần chính cho cám Chào mào:
- Các loại cám cho gia cầm bán đóng gói sẵn (Cám Ba vì, cám Con cò …),
- Trứng vịt, trứng gà: nếu trộn 10 quả thì lấy 10 lòng đỏ + 3 lòng trắng. Nếu không có điều kiện phơi, sấy thì nên luộc chín rồi cà nhỏ ra để trộn sau đó phơi, sấy thật khô. Cám trộn trứng thì mỗi mẻ làm cho ăn trong vòng 15-20 ngày thôi,
- Trứng vịt lộn, trứng cút lộn,
- Thịt rắn mối, thịt bò, tôm tươi,
- Tép lạt khô: theo tôi cái này chủ yếu cung cấp thêm can-xi,
- Bột ngũ cốc hoa quả (bột dinh dưỡng dành cho trẻ em),
- Cơm nấu từ gạo nếp lức: thứ này nóng, nếu chọn thì nên cho ít thôi.

Trên đây là một số thành phần chủ yếu tôi tham khảo được của mấy AE tự làm cám cho chim. Các bạn muốn tự làm thì có thể chọn thành phần theo tỷ lệ riêng của mình rồi tiến hành. Có điều – tôi xin được nhắc lại, đối với Chào mào thì không cần phải cầu kỳ lắm đâu. Làm càng cầu kỳ càng khó theo đuôi lâu dài.

Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung đối với Chào mào là trái cây, côn trùng.

- Trái cây: Chào mào đặt biệt thích chuối (zám nó có họ hạng với … khỉ ??!). Có điều kiện thì cho ăn chuối tây (chuối cúng) là tốt nhất, không làm cho chim bị tiêu chảy. Ngoài ra nó cũng thích ăn nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu … – nói chung là các loại trái cây chín có vị ngọt. Về liều lượng thì trong một tuần có ít nhất 3 ngày chim được ăn trái cây.
Chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc - thứ này cho nó ăn nhiều cũng tốt (bạn phải luộc lên, nếu không thì nó không thể nào nhá nổi).

- Côn trùng: Cào cào non là lựa chọn số 1, nhưng có con thích ăn cào cào, có con không thích, không ăn, bạn phải tập cho nó ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng (bẻ cẳng cào cào đi, chỉ cho nhúc nhích được thôi). Có điều kiện cho ăn đều đặn hàng ngày thì quá tốt, nếu không thì vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5-7 con là vừa. 

Sâu quy: cho ăn ít thôi, ăn cho vui, cho đỡ nhạt mồm thôi – như thể mình cắn hột dưa vậy. Không nên cho Chào mào ăn nhiều sâu. Mỗi tuần mỗi con chào mào ăn chừng 1,5-2 muỗng cà phê sâu là vừa. Không nên cho Chào mào ăn dế - dế hăng không hợp với Chào mào. Bạn cũng không nên tập cho Chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.
Có điều này các bạn cần lưu ý: khi dọn lồng chim thì hay có mấy con sâu bị ku chim làm vãi xuống đáy lồng. Các bạn tuyệt đối không được tiết kiệm = cách cho nó ăn lại mấy con đó, mà phải làm mấy lỗ nhỏ ở đáy lồng để sâu vãi lọt hẳn đi. Sâu vãi nó sống nhờ phân chào mào, cho ăn lại như vậy khác jì bạn cho Chào mào ăn phân của chính nó - ruột gan nào chịu nổi ?!

Nước uống: Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội chi cho cầu kỳ, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 03 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu ông chim ị vào là phải đem ra thay ngay. Gớm! có nhiều ông nuôi chim nhiều quá không chịu dọn dẹp để cho cái cóng nước như cháo loãng mới chịu thay … Cóng nước thì bạn nên để cóng sành để tiện theo dõi – chim có thể nhịn đói được chứ tuyệt đối không thể nhịn khát.

“Đồ nghề” để bắt đầu chơi Chào mào, tối thiểu bạn phải sắm:

- Lồng chim: Lồng vuông hay tròn jì tuỳ sở thích người chơi, lồng Chào mào thì loại tầm 52-56 nan là vừa, khoảng cách nan thì đủ chỗ để ông ku thò đầu ra ngoài là được. Nếu sử dụng lồng tròn thì nóc lồng nên dùng nan đôi hoặc nan 3. Vì lúc bay hoảng hoặc lúc xáp lồng cho cắn nhau, Chào mào nó thường hay vươn lên phần nóc và bị kẹt đầu vào phần uốn giữa nóc lồng và thân lồng. Hic, nó bị treo cổ như thế thì khốn khổ lắm, giãy hoài mới lọt ra được, lông lá tung toé xác xơ ra, bị đơ cả cổ, đau 2 bên hàm – chim đang sung mà bị vậy thì còn nói jì được nữa - bị xong nó sẽ hoảng, nhát trở lại mất cả tháng. Nếu nan nóc thư mà chim có thể thò đầu ra ngoài được thì bạn phải đan che tạm lại, bạn có thể cẳ dây da (da làm bố lồng) và đan như hình sau:

Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho ông ku chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không ông í sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra - phiền toái cho ông í và cho cả mình nữa.

- Áo lồng: Theo tôi cái áo lồng rất quan trọng – nó có nhiều tác dụng: tủ ấm cho chim, tránh gió lùa. Đối với chim bổi mới bắt về thì nó còn là chỗ núp kín đáo giúp chim bớt căng thẳng, Đối với chim thuần thì áo lồng che mặt không cho giang hồ thấy nhau – có tác dụng kích sung chim, khi vận chuyển đi xa thì phải tủ áo lồng, áo lồng góp phần hạn chế mèo, chuột tấn công chim vào buổi tối nữa. Mỗi một lồng chim cần có một áo lồng và cần phải được sử dụng hợp lý. Treo chim ra ngoài cho chơi thì cuộn hết áo lên, khi cất đi thì trùm lại để hở ½ lồng ra, tối thì tủ kín lại. Đối với chim bổi mới bắt về thì nhất thiết phải tủ áo lồng lại nhưng không được tủ kín mít, ban đầu thì hé sơ chỗ phần cửa lồng ra, rồi mở ra từ từ đến khi nào mở hết được ½ lồng là tạm ổn. Làm như vậy nó sẽ mau dạn hơn, lý do là: chim mới bị tống vào lồng thường nó hoảng sẽ nhảy lung tung, thấy jì cũng sợ, cũng nhảy, càng nhảy thì đầu đuôi càng toét ra, càng đau, càng đau thì càng nhát, càng nhát thì càng nhảy … cứ luẩn quẩn mãi vậy thành thử con chim nó lâu dạn. Không có áo thì nó cứ thấy chỗ nào thoáng là xăm đầu xông ra, có cái áo, nó có chỗ núp kín đáo, hễ động là nó bu vào đâu đó trong áo và yên tâm nghe ngóng. Đối với chim bổi mà tủ kín mít hết lại thì cũng không ổn, nó nghe động đì đùng bên ngoài nhưng mà không thấy, không hiểu chuyện jì đang xảy ra ngoài í thì nghĩ cũng khiếp, phải hé ra cho nó đừng có bị tò mò, nghi ngờ rồi nghĩ ngợi linh tinh. Phải tạo điều kiện cho nó lén nhìn ra, thấy sợ thì có chỗ trốn, cứ vậy từ từ nó quen và nhanh chóng dạn dĩ. ở trong áo nó cứ thấy dáng người đi qua đi lại hoài thì cũng quen dần và dạn với người.

- Bộ cóng: Cần phải có tối thiểu là 3 cóng: 1 đựng cám, 1 đựng nước, một đựng sâu. Cóng nước thì nên dùng cóng sành, cóng thuỷ tinh loại trong để dễ theo dõi, đảm bảo nước sạch và luôn luôn có nước. Nước hay cám jì thì cũng không nên để lâu quá 3 ngày. Khi châm cám cho chim các bạn lưu ý là không nên cứ thế đổ cám thêm vào cóng mà nên chịu khó lấy cóng cám ra, lấy hết phần cám cũ ra để kiểm tra xem có bị mốc hay không, đổ cám mới vào rồi đổ cám cũ lên trên. Làm như vậy để đảm bảo là ông ku chim không bị xơi cám mốc. Cám để trong cóng tầm 5 ngày là bị mốc, mà thường thì mình chu đáo, đâu có để hết sạch mới châm, nếu không để ý mà cứ thế đổ vào là ông chim lúc nào cũng phải xơi cám mốc mà mình không biết.

- Bố lồng: dùng để lót vào đáy lồng chim tiện cho việc vệ sinh. Trên bố lồng, các bạn nên lót thêm 3-4 lớp giấy báo để hút nước của phân chim. Hai ngày là phải thay báo một lần, nếu càng để lâu thì càng được nghe người nhà càm ràm và càng có nhiều cơ hội nhiễm bệnh về hô hấp (cả bạn và chim). Hơn nữa, phân chim nó nhiều khí cacbonic, lại tủ áo thường xuyên nên phải hạn chế việc để nhiều phân trong lồng. Có nhiều người chơi chim mà nhìn vào đáy lồng cứ như mấy hòn non bộ (hic, viết ra mấy dòng này mà tôi thấy … xấu hổ quá … !!!).

- Cầu đậu: Cầu đậu cho chim Chào mào cần phải nhám và nhỏ thôi, cầu tròn đường kính tầm 1-1.2cm là ok. Nếu dùng cầu lượn cho đẹp thì cũng tốt, nhưng nhất thiết phải có một chỗ cao, bằng phẳng để chim đậu trên đó, chim đậu cầu lượn mà không có chỗ thăng bằng thì hay bị yếu một bên chân, hoặc nó có thói quen đậu cóng. Lắp thêm cầu phụ nếu lồng tương đối cao và rộng rãi. Các bạn lưu ý khi lắp cầu phụ thì gài cái thế để chim khi lên đậu cầu phụ thì đừng có ép sát lồng quá, lông đuôi sẽ bị mài vào nan lồng hỏng hết.

- Lồng tắm: Đồ chuyên dụng dùng để tắm cho chim, sang qua lồng tắm để vệ sinh lồng nuôi. Lồng tắm thì bán sẵn rất nhiều. Các bạn lưu ý 90% chim bị sẩy là sẩy từ lồng tắm ra. Lồng tắm thường có nhiều cửa, cửa nào không sử dụng thì nên cột cố định lại cho chắc ăn. Trong lồng tắm không nên để cầu đậu. Nhiều bạn nghĩ để cầu đậu vào đó để cho nó khi nào tắm xong thì lên đó đứng rỉa lông – không có đâu, gặp con lười tắm nó cứ đứng ì trên cầu khó chịu lắm, lấy cầu ra thì chim nhanh chịu tắm hơn.

- Lồng bẫy: Cũng nên sắm sẵn một cái, trước là để phòng hờ nhỡ chim bị sẩy thì còn có cái để mà hy vọng, sau là khi rảnh rỗi thì cũng đi dợt rừng với chị với em …